Bị làm phiền, quấy rối qua điện thoại nên làm thế nào?
Đăng lúc: 15:36:57 21/11/2024 (GMT+7)
Bị làm phiền, quấy rối qua điện thoại nên làm thế nào?
Quấy rối qua điện thoại là hành vi làm phiền, gây khó chịu cho người khác, thông qua việc trêu đùa, đe dọa, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm hoặc các hành vi làm phiền khác trái ý muốn của người khác.
Người bị coi là quấy rối qua điện thoại nếu thực hiện gửi 5 tin nhắn/ngày trở lên hoặc từ 3 cuộc gọi trở lên trong một ngày.
2. Bị làm phiền, quấy rối qua điện thoại nên làm thế nào?
Khi gặp phải tình huống trên, bạn hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành kiểm tra thông tin thuê bao làm phiền
Có thể copy và tìm kiếm số điện thoại trên Zalo để tìm kiếm thông tin người gọi. Tuy nhiên rất ít trường hợp có thể tìm ra thông tin cá nhân của người gọi vì rất có thể chủ nhân số thuê bao không dùng Zalo hoặc không cho phép tìm kiếm.
Bước 2: Gọi điện cho nhà mạng đang sử dụng hoặc tổng đài ngân hàng, tín dụng để được hỗ trợ
Nếu bạn không hề vay tiền ai mà bị đe dọa đòi nợ, bình tĩnh gọi điện cho cơ quan các đơn vị tín dụng hoặc tổng đài ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ. Để đảm bảo tài khoản của bạn bảo mật an toàn, không bị xâm phạm và lợi dụng cho các mục đích xấu.
Bên cạnh đó, bạn có thể liên hệ với giám sát ngân hàng và cơ quan thanh tra trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để xem xét xử lý các hành vi liên quan đến công tác thu hồi, đôn đốc nợ. Bằng cách gửi đơn đến các cơ quan hoặc chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước để kiến nghị giải quyết vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín dụng của tổ chức, cá nhân quấy rối đòi nợ bạn.
Bước 3: Trong trường hợp bạn đã làm theo bước 1 và 2 nhưng đối tượng xấu vẫn đe dọa và quấy rối. Bạn nên gọi điện hoặc đi ngay ra các cơ quan chính quyền, khai báo ngay với cơ quan Công An gần nhất. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ.
2.2. Chặn các tin nhắn, cuộc gọi làm phiền
Cách xử lý trên có thể dứt điểm vấn đề tuy nhiên sẽ tốn khá nhiều thời gian giải quyết, bạn có thể xử lý nhanh các thuê bao quấy rối đòi nợ bằng cách chặn trực tiếp cuộc gọi, tin nhắn đến. Nhưng khi đối tượng biết số điện thoại của bạn có thể sẽ thay đổi liên tục số khác để điện làm phiền. Bạn có thể sử dụng chức năng chặn số không lưu trong danh bạ điện thoại để tránh làm phiền. Tuy nhiên, bạn có thể chặn luôn cả các số điện thoại cần thiết như số giao hàng, người thân đổi số mới gọi đến, shipper… Trên các trang mạng xã hội, hãy chuyển cài đặt về chế độ riêng tư hoặc chế độ bạn bè để tránh người lạ tràn vào làm phiền.
2.3. Liên hệ thẳng tổ chức đòi nợ để khiếu nại
Nếu bạn biết được tổ chức nào đang đòi nợ mình hãy liên hệ trực tiếp đến văn phòng công ty đó để khiếu nại. Bằng cách gửi đơn để tố cáo và đề nghị xử lý, nhớ chuẩn bị đầy đủ bằng chứng liên quan, hành vi đe dọa… Trường hợp bạn không rõ về công ty đòi nợ, hãy gửi đơn đến sở Thông tin truyền thông để tố cáo xử lý. Sở sẽ có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hành chính đối với tổ chức vi phạm các quy định về hoạt động trên môi trường mạng.
2.4. Tố cáo trực tiếp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
` Nếu tình trạng đe dọa, đòi nợ vẫn tiếp tục kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, hãy đến thẳng cơ quan Công an nơi cư trú để trình báo tố cáo về hành vi trái pháp luật của tổ chức đòi nợ. Hoặc gửi đơn tố cáo kèm theo các bằng chứng hoặc gọi điện trực tiếp đến cơ quan chính quyền, khai báo với cơ quan gần nhất. Tùy vào mức độ vi phạm mà cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.5. Chặn cuộc gọi, tin nhắn rác, quảng cáo làm phiền
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng (VNCERT) sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tin nhắn hay cuộc gọi rác trên điện thoại. Thực hiện các thao tác sau đây để chặn cuộc gọi, tin nhắn rác.
Người thực hiện: CCVHXH – Đỗ Thị Vân Các tin khác
- Hai nhóm 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông khai sinh, khai tử- khái niệm và lợi ích
- Bài tuyên truyền: Về lợi ích của dịch vụ khám chữa bệnh từ xa.
- Bị làm phiền, quấy rối qua điện thoại nên làm thế nào?
- QUYỀN VÀ LỢI ÍCH KHI NỘP HỒ SƠ 02 NHÓM DỊCH VỤ CÔNG LIÊN THÔNG
- Chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục
- Đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở
- Quy trình cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên cả nước từ 1/10/2024
- Hướng dẫn bảo vệ bản thân và gia đình trên môi trường mạng
- Cảnh giác khi sử dụng Wi-Fi công cộng
- Cảnh báo thủ đoạn giả danh công an hỗ trợ cài đặt ứng dụng VNeID để chiếm đoạt tài sản
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
338253