TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Đăng lúc: 16:15:21 11/11/2024 (GMT+7)
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn là một chủ đề nóng, được nhiều người quan tâm, thậm chí bức xúc. Biện pháp xử lý thì nhiều, nhưng xử lý về hình sự là chế tài mạnh nhất được Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, mà mọi người cần biết.
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (ATTP) được Điều 317 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định khá rõ ràng, cụ thể để áp dụng được trên thực tế khi xử lý hành vi vi phạm.
Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Khách thể của tội này là xâm phạm chế độ quản lý nhà nước về ATTP và sức khỏe của người tiêu dùng. Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về ATTP được BLHS quy định có những điểm chủ yếu như sau:
1. Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm; Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy; Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm… gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Trong trường hợp phạm tội có tổ chức; Làm chết người; Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người; Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 02 người; Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người; Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
4. Phạm tội gây hậu quả càng nghiêm trọng thì mức phạt càng cao, có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm như: Làm chết 03 người trở lên; Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên… Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người viết bài: CCVHXH – Đỗ Thị Vân
Các tin khác
- Các phương pháp bảo quản thực phẩm
- Các phương pháp bảo quản thực phẩm tốt nhất hiện nay
- Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm
- TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
- Phương pháp nấu ăn ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của thực phẩm
- ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ BIẾN NÓNG TỚI THÀNH PHẦN DD THỨC ĂN
- 10 NGUYÊN TẮC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON VÀ GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH, NGƯỜI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CẦN THỰC HIỆN TỐT.
- bài tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực phẩm cải thiện hệ tiêu hóa vào mùa đông
- Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
338253