BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM
Đăng lúc: 11:04:08 13/03/2023 (GMT+7)
BÀI TUYÊN TRUYỀN
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG PHỤ GIA THỰC PHẨM
Kính thưa quý vị, thưa toàn thể bà con nhân dân!
Nghị định 15/2018 ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều thi hành Luật An toàn thực phẩm, trong đó qy định rõ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, cụ thể:
Điều 30. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm.
2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Điều 31. Quy định về phụ gia thực phẩm đơn chất
1. Phụ gia thực phẩm thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định thuộc đối tượng tự công bố.
2. Thủ tục tự công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm đơn chất thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Điều 32. Quy định về phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới
1. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế.
2. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo.
3. Trình tự thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định này.
Điều 33. Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm:
1. Chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Trong trường hợp phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định này.
2. Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Người viết bài: CCVHXH - Đỗ Thị Vân
Người viết bài: CCVHXH - Đỗ Thị Vân
Các tin khác
- 15 điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025)
- Người dân- chìa khóa vàng trong công tác cải cách hành chính ở xã Hoằng Xuân
- Bài tuyên tuyền về Nghị định số 168/2024
- Dịch vụ công trực tuyến: Tiện lợi và hiệu quả cho người dân
- Giới thiệu Nghị định số 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử
- Chưa có bằng chứng trạm phát sóng BTS ảnh hưởng sức khỏe
- 6 nội dung cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030
- Một số nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính xã Hoằng Xuân năm 2025
- Cải cách hành chính là gì? Cải cách Thủ tục hành chính là gì? Tại sao Cải cách Thủ tục hành chính lại được Chính phủ lại xem đó là khâu đột phá?
- THÔNG BÁO NIÊM YẾT CÔNG KHAI
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
338253