Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm
Đăng lúc: 10:02:43 13/11/2024 (GMT+7)
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm
Nội dung truyền thông:
Tiếp tục thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm, hôm nay cô sẽ tuyên truyền tới các thầy cô và các em học sinh về việc thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
1. Khái niệm
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là việc bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh gây ra do ăn phải thực phẩm bị hư hỏng, độc hại. Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm bao gồm: bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy…
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm
– Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực:
+ Đó là việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh, thuốc bảo quản không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh.
– Do quá trình chế biến không đúng:
+ Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả, thực phẩm chế biến không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh.
+ Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
+ Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.
+ Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn.
+ Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
+ Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.
– Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng:
+ Sử dụng dụng cụ bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm như thức ăn đóng hộp hay thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng.
+ Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
3. Triệu chứng, biểu hiện ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng ngộ độc do thực phẩm và thời gian xuất hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm. Thông thường các dấu hiệu có thể xuất hiện sau 1 giờ cho đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.
Nếu thấy từ 1-3 trong các triệu chứng dưới đây sau khi ăn, rất có thể đã bị ngộ độc thực phẩm:
· Đau bụng
· Tiêu chảy
· Nôn mửa
· Ăn không ngon
· Cơ thể mệt mỏi
· Buồn nôn
· Đau đầu
4. Hướng dẫn thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm
– Chọn thực phẩm tươi sạch
+ Kiểm tra thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ
+ Nơi ăn uống phải cao ráo, thoáng mát
+ Thực phẩm, dụng cụ trước khi chế biến phải được rửa, xử lí sạch sẽ
– Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
+ Không để dụng cụ bẩn qua đêm.
+ Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.
– Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.
– Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
+ Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
+ Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
+ Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.
+ Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn.
+ Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …
– Giữ vệ sinh cá nhân tốt
+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.
+ Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
– Sử dụng nước sạch trong ăn uống
+ Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.
– Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
+ Không sử dụng sách, báo cũ, bao ni lông màu để gói thức ăn chín.
+ Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, không thấm chất độc vào thực phẩm.
– Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
+ Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.
* Ðể đề phòng các hậu quả xấu của việc ngộ độc thực phẩm, mỗi học sinh chúng ta cần thực hiện các yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm:
– Dùng nước sạch, an toàn để làm đồ uống, chế biến thức ăn và rửa dụng cụ. Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
– Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn bị ôi thiu và hết hạn, không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc sản xuất
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.
– Giữ gìn về sinh môi trường, vệ sinh lớp học…
– Có chế độ ăn uống, học tập, nghĩ ngơi hợp lý.
Trên đây là bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm, rất mong các em học sinh thực hiện tốt để đảm bảo sức khoẻ cho chính mình.
Người thực hiện: CCVHXH – Đỗ Thị Vân
Các tin khác
- Các phương pháp bảo quản thực phẩm
- Các phương pháp bảo quản thực phẩm tốt nhất hiện nay
- Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm
- TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
- Phương pháp nấu ăn ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của thực phẩm
- ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ BIẾN NÓNG TỚI THÀNH PHẦN DD THỨC ĂN
- 10 NGUYÊN TẮC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON VÀ GIÁO VIÊN, PHỤ HUYNH, NGƯỜI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CẦN THỰC HIỆN TỐT.
- bài tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực phẩm cải thiện hệ tiêu hóa vào mùa đông
- Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa bão
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
338253